- Khóa học
- Học phí
- Điều kiện nộp hồ sơ / Hình thức xét tuyển
- Quá trình nộp đơn đến nhập học
- Về người bảo lãnh
- Kỳ học, kỳ nghỉ, ngày lễ
- Hồ sơ cần nộp
Khóa học 2 năm
- Thời gian nhập học: tháng 4 (tổng thời gian học 1520 giờ)
- Thời gian học: 2 năm
- Thời gian nộp hồ sơ: Đầu tháng 9 của năm trước đến giữa tháng 11
- Khái quát khóa học: Mục tiêu thi đậu vào các trường đại học, cao học trong nước và lấy bằng N2, N1
Khóa 1 năm 9 tháng
- Thời gian nhập học: tháng 7 (tổng thời gian học 1330 giờ)
- Thời gian học: 1 năm 9 tháng
- Thời gian nộp hồ sơ: Đầu tháng 9 năm trước đến giữa tháng 11
- Khái quát khóa học: Mục tiêu thi đậu vào các trường đại học, cao học trong nước và lấy bằng N2, N1
Khóa học 1 năm 6 tháng
- Thời gian nhập học: tháng 10 (tổng thời gian học 1140 giờ)
- Thời gian học: 1 năm 6 tháng
- Thời gian nộp hồ sơ: Đầu tháng 4 đến cuối tháng 5
- Khái quát khóa học: Mục tiêu thi đậu vào các trường đại học, cao học trong nước và lấy bằng N2, N1
Khóa 1 năm 3 tháng
- Thời gian nhập học: tháng 1 (tổng thời gian học 950 giờ)
- Thời gian học: 1 năm 3 tháng
- Thời gian nộp hồ sơ: Đầu tháng 7 năm trước đến cuối tháng 8
- Khái quát khóa học: Mục tiêu thi đậu vào các trường đại học, cao học trong nước và lấy bằng N2, N1
※Thời gian nhận hồ sơ kết thúc sớm khi đủ số lượng học sinh cần tuyển sinh.
Khóa ngắn hạn
- Thời gian nhập học: tùy thời điểm
- Thời gian học: tùy thời điểm
- Thời gian nộp hồ sơ: tùy thời điểm
- Khái quát khóa học: lớp học ứng với trình độ học sinh và thời gian học thường là 3 tháng.
※Học phí năm thứ 2 có thể chia ra đóng 2 lần. Tuy nhiên, sẽ mất phí.
※Bảo hiểm du học sinh và bảo hiểm xe đạp sẽ được yêu cầu nộp riêng
※Về vấn đề hoàn trả tiền học phí
Lệ phí xét hồ sơ là phí xét hồ sơ đơn nhập học nên phí này sẽ không được trả lại dù kết quả nhận được COE hay không.
Vấn đề hoàn trả học phí đã đóng được tính như sau:
- Trường hợp không được Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Nhật bản cấp Visa: tiền học phí sẽ được hoàn trả lại sau khi trừ lệ phí xét hồ sơ và tiền nhập học.
- Trường hợp xin hủy nhập học: nếu nộp đơn xin hủy nhập học vào cuối tháng 3 (kỳ nhập học tháng 4), cuối tháng 6 (kỳ nhập học tháng 7), cuối tháng 9 (kỳ nhập học tháng 10), cuối tháng 12 (kỳ nhập học tháng 1) thì học phí đã đóng sẽ được hoàn trả lại sau khi trừ lệ phí xét hồ sơ và tiền nhập học.
Tuy nhiên, phí chuyển tiền người nộp đơn phải chịu.
- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông chương trình hệ 12 năm theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. (18 tuổi trở lên). Tuy nhiên, có giới hạn độ tuổi với người tốt nghiệp trình độ trung học phổ thông là đến 22, tốt nghiệp trung cấp-cao đẳng là 25, tốt nghiệp đại học hệ 4 năm trở lên là 30.
- Có nguyện vọng muốn học tiếng Nhật và thi vào các trường trung cấp, đại học của Nhật.
- Thời gian học tiếng Nhật từ 150 giờ trở lên ở các trường hoặc trung tâm tiếng Nhật và có bằng năng lực tiếng Nhật N5 trở lên.
- Có người bảo lãnh đủ về năng lực kinh tế để bảo lãnh trong thời gian du học.
- Tuân thủ nghiệm ngặt pháp luật của nước Nhật và nội quy của Học viện.
- Phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp tại Việt Nam hoặc phỏng vấn qua Skype,v.v…
- Làm bài kiểm tra: Tổ chức tại Việt Nam
- Xét hồ sơ
【Kết quả 】
Kết quả được dựa vào phỏng vấn, bài kiểm tra và xét hồ sơ.
Giấy tư cách lưu trú (COE)
Là giấy chứng nhận được phép lưu trú tại Nhật do Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật cấp sau quá trình xét hồ sơ của du học sinh. Khi làm thủ tục xin Visa cần giấy COE này, hộ chiếu và giấy nhập học của trường.
Có xin được Giấy chứng nhận tư cách lưu trú ở Nhật hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tài chính của người bảo lãnh. Người bảo lãnh không nhất thiết phải sống và làm việc ở Nhật nhưng phải là người có đủ tài chính kinh tế để đảm bảo chi trả mọi chi phí cho học sinh trong quá trình sống và học tập ở Nhật.
Vì thế, trong hồ sơ du học cần phải có Giấy xác nhận công việc, thu nhập và xác nhận số dư ngân hàng của người bảo lãnh.
Hơn nữa, người bảo lãnh còn phải là người chịu mọi trách nhiệm liên quan đến học sinh trong thời gian sống và học tập tại Nhật.
Hồ sơ của học sinh
Hồ sơ của người bảo lãnh
①Trường hợp người bảo lãnh sống ngoài nước Nhật
②Trường hợp người bảo lãnh đang sống ở Nhật
Những điều cần lưu ý khi nộp hồ sơ
Trường sẽ từ chối nhận những bộ hồ sơ còn thiếu quá nhiều giấy tờ.Trước khi nộp hồ sơ hãy kiểm tra kỹ và lưu ý những điều sau:
- Đính kèm bản dịch tiếng Nhật
Tất cả các giấy tờ phải đính kèm bản dịch tiếng Nhật. Trong bản dịch ghi rõ thông tin người dịch như họ và tên, bộ phận làm việc, số điện thoại. - Không được ký tên thay
Tất cả các chữ ký trong giấy tờ của học sinh và người bảo lãnh đều phải do học sinh và người bảo lãnh ký hoặc đóng dấu. - Không được sử dụng bút tẩy xóa
Khi ghi hồ sơ nếu có bị sai thì không được sử dụng bút tẩy xóa. Mà hãy gạch 2 gạch lên chỗ sai và đóng dấu vào chỗ sai rồi viết lại chỗ kế bên. - Kiểm tra sự thống nhất nội dung trong tất cả các giấy tờ
Nội dung ghi trong tất cả các giấy tờ phải thống nhất. Hãy kiểm tra kỹ trước khi nộp hồ sơ. - Lưu giữ hồ sơ
Sau khi kiểm duyệt hồ sơ xong, trường sẽ gửi hồ sơ gốc lên Cục. Hồ sơ được gửi lên Cục sẽ không được trả lại nên trước khi gửi hồ sơ sang trường hãy photo và lưu giữ cẩn thận. - Thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ
Trường và Cục sau khi nhận hồ sơ có thể yêu cầu nộp hồ sơ bổ sung nên hãy chuẩn bị và nộp hồ sơ sớm trước thời hạn. Đặc biết, đối với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện thì hãy gửi hồ sơ trước ngày hết hạn nộp hồ sơ một tháng. - Tất cả giấy tờ đều phải được cấp trong 3 tháng trở lại.
- Ngoài những giấy tờ trên thì đôi khi cũng cần nộp bổ sung các giấy tờ cần thiết khác